Hiện nay, kinh tế – xã hội của nước ta đang ngày càng phát triển, người dân có nhu cầu mua nhà và đất nhiều hơn. Tình hình thị trường bất động sản cũng đang có nhiều biến động, có nhiều người được tiếp cận và đến gần hơn với thị trường bất động sản. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu và nắm rõ hết các khái niệm cùng từ ngữ chuyên ngành trong lĩnh vực bất động sản. Có rất nhiều khái niệm trong lĩnh vực nhà đất còn xa lạ với mọi người. Trong đó, rất nhiều nhà môi giới cũng như người đi mua nhà thắc mắc khái niệm bản vẽ nội nghiệp là gì. Vậy bản vẽ nội nghiệp là gì? Hãy cùng bài viết dưới đây giải thích chi tiết hơn về khái niệm bản vẽ nội nghiệp cũng như những lưu ý về bản vẽ này nhé!
Khái niệm bản vẽ nội nghiệp
Bản vẽ nội nghiệp được hiểu một cách đơn giản là bản đồ hiện trạng sử dụng đất do công ty có chức năng và thẩm quyền đo đạc, lập và gửi Chi nhánh văn phòng đăng kí đất đai quận huyện nơi có đất cần được kiểm duyệt. Bản vẽ nội nghiệp thường thể hiện các vấn đề về đất đai như hiện trạng nhà ở, đất ở, đường xá, cơ sở hạ tầng, số tờ, số thừa, diện tích đất được công nhận, diện tích dính lộ giới,…
Tất cả mọi người có nhà và có đất, cần làm thủ tục giấy tờ liên quan đến nhà đất đa số đều cần một bản vẽ nêu lên tình trạng sử dụng đất để được duyệt nội nghiệp.
Những thứ cần chuẩn bị khi tiến hành kiểm tra bản vẽ nội nghiệp
Trước khi tiến hành kiểm tra bản vẽ nội nghiệp, người sở hữu đất phải chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cần thiết mới có thể tiến hành kiểm tra hoàn tất. Các giấy tờ quan trọng cần chuẩn bị bao gồm: 4 bản chính bản vẽ sơ đồ nhà đất, file bản vẽ, phiếu thống kê tài liệu và tài sản giao nộp, hợp đồng đo đạc, phiếu chuyển yêu cầu đo đạc của cơ quan chức năng đối với đất thuộc quyền sở hữu của tổ chức, báo cáo công tác đo vẽ được ghi rõ ràng và cụ thể, bản đồ trích đo địa chính, sổ lược đồ, sổ đo, bảng tính toán, hồ sơ kỹ thuật thửa đất của các thửa liền kề, bản mô tả ranh giới và mốc giới thửa đất của Quy phạm thành lập bản đồ địa chính đã bao gồm chữ ký xác nhận của chủ sở hữu đất và các chủ sở hữu đất liền kề.
Chủ sở hữu đất cần thực hiện và chuẩn bị đầy đủ các thủ tục cần thiết để có thể kiểm tra bản vẽ nội nghiệp. Việc kiểm tra nội nghiệp là việc các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành kiểm tra bản vẽ nhà đất.
Các yêu cầu mà bản vẽ nội nghiệp cần đảm bảo
Để các cơ quan chuyên trách có thể ổn định công tác quản lý đất đai một cách hệ thống cũng như đảm bảo mặt pháp lý của bản vẽ nội nghiệp, bản vẽ cần đảm bảo đủ các yêu cầu cần thiết. Đầu tiên, bản vẽ nội nghiệp phải thể hiện đúng kỹ thuật về đo vẽ tình trạng nhà ở, đất ở hiện tại, đo vẽ bản đồ địa chính và gắn liên với nền bản đồ địa chính. Trong trường hợp hiện trạng của đất ở có ranh đất thay đổi so với Bản đồ địa chính lập vào năm 2001 thì phải thực hiện việc trích đo vị trí thửa đất. Tiếp theo, bản vẽ sơ đồ nhà đất cần có đầy đủ các thông tin xác nhận của các chủ sở hữu và sử dụng trước đó. Đặc biệt quan trọng nhất, việc tiến hành đo đạc và lập bản vẽ sơ đồ nhà đất phải do người có kinh nghiệm và chuyên môn trong lĩnh vực đất đai đảm nhận để đảm bảo sự chuẩn xác cũng như tính khách quan. Sau khi có bản vẽ sơ đồ nhà đất, người sở hữu đất có thể đi nộp tại Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai quận huyện nơi có đất sở hữu, hoặc chủ sở hữu cũng có thể nhờ bên công ty đo đạc và lập bản vẽ luôn. Hiện nay, với tình hình phát triển của thị trường bất động sản, trong lĩnh vực nhà đất đã có một số các công ty đo đạc cung cấp đầy đủ dịch vụ trọn gói bao gồm đo đạc, biên tập bản vẽ và gửi luôn cho các cơ quan chức năng có thẩm quyền, sau đó lại trả lại kết quả cho khách hàng. So với việc khách tự đi nộp bản vẽ để duyệt nội nghiệp, vừa tốn thời gian đi lại vừa tốn chi phí thì việc giao cho các công ty đo đạc chuyên trách sẽ dễ dàng, tiện lợi và đảm bảo hơn. Khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm đợi kết quả trả về mà không tốn quá nhiều thời gian.
Bản vẽ nội nghiệp là một trong những loại giấy tờ cần thiết đối với những người có sở hữu đất và nhà. Việc tiến hành kiểm tra bản vẽ nội nghiệp giúp các cơ quan chức năng có thẩm quyền có thể ổn định công tác quản lý đất đai một cách có hệ thống nhất. Hy vọng bài viết này sẽ giải đáp một cách tốt nhất các thắc mắc của mọi người về khái niệm bản vẽ nội nghiệp là gì, những điều cần chuẩn bị trước khi kiểm tra bản vẽ nội nghiệp cũng như những yêu cầu mà bản vẽ nội nghiệp cần đáp ứng.
Nguồn: 360Homes.vn